Táo quân 3 miền

Suốt gần một tháng nay, lò gốm duy nhất còn duy trì nghề làm tượng ba vị Táo đất của cụ Nguyễn Thị Lan (98 tuổi, ở làng gốm Thanh Hà, TP Hội An, Quảng Nam) đều rực lửa để cho ra đời hàng chục nghìn sản phẩm, phục vụ ngày 23 tháng chạp đưa Táo quân về chầu trời trong dịp Tết Quý Tỵ 2013.

Táo quân 3 miền

 
Suốt gần một tháng nay, lò gốm duy nhất còn duy trì nghề làm tượng ba vị Táo đất của cụ Nguyễn Thị Lan (98 tuổi, ở làng gốm Thanh Hà, TP Hội An, Quảng Nam) đều rực lửa để cho ra đời hàng chục nghìn sản phẩm, phục vụ ngày 23 tháng chạp đưa Táo quân về chầu trời trong dịp Tết Quý Tỵ 2013.
  • Bộ ba Táo quân “hai ông một bà” bằng đất chưa nung, được làm ở lò cụ Lan tại làng gốm Thanh Hà, TP Hội An, Quảng Nam. Lò gốm này đã tồn tại gần 100 năm nay với nghề làm tượng Táo quân

 Cụ Lan cho hay đối với người dân miền Trung, người ta thường hay thờ tượng Táo quân bằng đất. Dù nhà nghèo hay khá giả, hễ bếp đỏ lửa thì đến 23 tháng chạp đều làm lễ đưa ông Táo về trời. Do vậy, tất cả những tượng cũ (đã qua một năm) đều được thay bằng tượng mới.

Nhưng không phải ở đâu cũng giống nhau trong chuyện cúng Táo quân. Nếu như nhiều địa phương ở miền Trung thờ tượng Táo quân “hai ông một bà” thì ở miền Nam hoặc miền Bắc có nhà chỉ là một bài vị ghi chữ Hán, có nơi là tranh Thổ công, Thổ địa, Thổ kỳ theo tín ngưỡng Trung Quốc.

Có điều tất cả cùng giống nhau một điểm: tết đã đến, bắt đầu từ hôm nay 23 tháng chạp, với việc cúng đưa Táo quân.