Trẻ thừa cân và các hệ quả đáng tiếc

Những con số về tình trạng thừa cân béo phì ở trẻ em hiện nay đang gia tăng dần đều. Trung bình cứ mười trẻ dưới 5 tuổi thì có một trẻ, cứ 4 trẻ học tiểu học thì có 1 trẻ bị thừa cân béo phì…

Trẻ thừa cân và các hệ quả đáng tiếc

Những con số về tình trạng thừa cân béo phì ở trẻ em hiện nay đang gia tăng dần đều. Trung bình cứ mười trẻ dưới 5 tuổi thì có một trẻ, cứ 4 trẻ học tiểu học thì có 1 trẻ bị thừa cân béo phì… Chắc chắn những con số này sẽ còn tiếp tục… leo thang, bất chấp những khó khăn về kinh tế hay nhận thức về sức khỏe, vì đây là xu hướng chung của những xã hội phát triển.

 

Làm sao để biết trẻ có nguy cơ thừa cân béo phì

Đánh giá thừa cân tức nhiên phải… nhờ đến cái cân Trẻ ở mỗi độ tuổi có một mức tăng cân phù hợp, trung bình là 800-1000g/tháng ở trẻ dưới 6 tháng, 400-600g/tháng ở trẻ 6-12 tháng, 300-500g/tháng ở trẻ 1-2 tuổi, và sau đó mỗi năm trung bình 2kg. Tốt nhất là nên cân trẻ hàng tháng để cảnh giác ngay khi trẻ tăng cân nhanh trong 3-5 tháng liên tục, đừng chờ đến khi trẻ đã béo phì thật sự và thói quen ăn uống đã định hình mới can thiệp, lúc đó thì… khổ cả nhà, mà người khổ nhất là chính trẻ

Tại sao trẻ bị thừa cân béo phì?

Trên 90% trường hợp là do ăn uống dư thừa và vận động không đủ, chỉ có không đến 10% là do di truyền và bệnh lý. Ngay cả những trẻ có cha mẹ cũng bị béo phì thì nguyên nhân cũng thường là do cách ăn uống và sinh hoạt của cả gia đình tương tự nhau. Cần cảnh giác khi trẻ có các thói quen và hành vi sau :

– Ít hoạt động thể lực : Không thích đi tập thể dục, ít chạy nhảy, vận động, thích chơi game, xem tivi, đọc sách… Những trẻ đi học về rồi đi học nữa trước khi về nhà học bài có thể là ứng cử viên nặng ký của thừa cân béo phì

– Thích các món ăn cao năng lượng : Thức ăn chiên, quay, fastfood, thức ăn ngọt, bột đặc như xôi, bánh mì, mì xào…

 

 

 

Những hệ quả của thừa cân béo phì

Về thể chất: Trẻ bị tăng các nguy cơ mắc các bệnh tiểu đường, cao huyết áp, bệnh lý mạch vành, sỏi thận, sỏi mật, rối loạn chuyển hoá lipid, các bệnh lý về xương như viêm khớp, cột sống, các biến dạng ở chân, bệnh lý da nhiễm trùng..

Về tâm lý: Trẻ bị bạn bè cùng trang lứa trêu chọc, trở nên dễ tự ti, cô độc thậm chí có hiện tượng thoái lùi về tâm lý, coi thường bản thân mình. Thường các tổn thương tâm lý này kéo dài đến khi trẻ trưởng thành.

Về xã hội: Trẻ béo phì thường thụ động, ít hoạt động, khó hòa nhập và ít thành đạt trong tương lai hơn cả về sự nghiệp lẫn cuộc sống riêng tư.

Nguyên tắc điều trị béo phì

Phải ăn vào ít hơn và vận động nhiều hơn.

Dinh dưỡng

– Cho trẻ ăn đủ bữa và không để trẻ đói

– Chọn thức ăn ít năng lượng nhưng đủ vi chất : trái cây, rau, sữa không béo, bột thô (miến), cá, đậu đỗ…

– Không bỏ sữa khỏi khẩu phần : cái cần giảm là chất bột và chất béo, không phải sữa

Vận động

– Tập nếp sống năng động, cho trẻ tham gia việc nhà.

– Tập 1-2 môn thể thao mà trẻ thích. Nên cho trẻ tập nhiều môn để đảm bảo ngày nào trẻ cũng có giờ tập luyện tích cực.

 

Theo webtretho