Người Việt đã không còn “lùn gần nhất Đông Nam Á”

Người Việt đã không còn “lùn gần nhất Đông Nam Á”

Nhiều cuộc điều tra trước đây cho kết quả thanh niên Việt Nam có chiều cao gần thấp nhất khu vực Đông Nam Á, trung bình nam cao trên 164cm, nữ cao trên 154cm, thấp hơn trung bình của thế giới 7cm (với nam) và 5cm với nữ.

 

Trao đổi với báo chí ngày 21-7, Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia Lê Danh Tuyên cho biết nhóm chuyên gia đang ở khâu thẩm định lại kết quả khảo sát, trước khi công bố chính thức kết quả điều tra tiến hành 10 năm 1 lần, trong đó có một nội dung rất được chờ đợi là chiều cao của người Việt đã thay đổi như thế nào.

Theo ông Tuyên, cuộc khảo sát thực hiện trên 22.000 người, ở nhiều lứa tuổi cho thấy kết quả sơ bộ ấn tượng lớn nhất là nhóm suy dinh dưỡng chiều cao theo tuổi đã giảm mạnh. Về mức độ cải thiện chiều cao người Việt, ông Tuyên cho biết là có gia tăng đáng kể.

Ở nhóm thanh niên, ông Trương Hồng Sơn, chuyên gia về dinh dưỡng, cho rằng với những dữ liệu đã có cho thấy chiều cao trung bình của nam nữ thanh niên nhóm 22-26 tuổi trong điều tra mới này có thể xếp vào tốp trên ở khu vực Đông Nam Á.

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo chị em không lạm dụng ăn kiêng, loại trừ hoàn toàn tinh bột trong bữa ăn hoặc uống nước quả thay thức ăn để giảm cân trong thời gian dài. “Người Việt chưa phải là dùng quá nhiều chất béo. Nhưng với chất bột đường thì cần tiết chế bớt”- chuyên gia của Viện Dinh dưỡng quốc gia chia sẻ.

Cụ thể, với một người làm việc văn phòng, có tập luyện thể thao nhưng mức vừa, trong 2 bữa chính chỉ nên ăn mỗi bữa 1 lưng cơm, mỗi lần ăn dưới 100 gam thịt đỏ, tăng thêm tôm cá, thịt gia cầm, các loại hạt, 400 gam rau xanh và 150-200 gam quả chín/người/ngày.

Với người già, nên chế biến mềm hơn, gia tăng các loại hạt trong khẩu phần và nên ăn cá thay vì ăn thịt. Nên bổ sung sữa vào khẩu phần cho trẻ, tăng rau, quả, hạn chế nước ngọt có gas. Nam giới lứa tuổi trung niên có thể bổ sung rau mầm, giá, các loại hải sản như hàu vào bữa ăn.

TTO