Những thông điệp cơ bản của những điều cần cho cuộc sống

LTS: Chúng tôi giới thiệu bài “Những thông điệp cơ bản của đời sống” được trích từ cuốn “Những điều cần cho cuộc sống”, cuốn sách được các tổ chức quốc tế như: UNICEF, WHO, UNESCO, UNFPA, UNDP, UNAIDS, WFP, WB ấn hành và phổ biến cho nhiều nước đang phát triển trên thế giới nhằm bảo vệ và nâng cao đời sống các trẻ em. Bài này giới thiệu kỹ năng sống cho người nữ tín hữu.

Những thông điệp cơ bản của những điều cần cho cuộc sống

 

LBBT: Chúng tôi giới thiệu bài “Những thông điệp cơ bản của đời sống” được trích từ cuốn  “Những điều cần cho cuộc sống”, cuốn sách được các tổ chức quốc tế như: UNICEF, WHO, UNESCO, UNFPA, UNDP, UNAIDS, WFP, WB ấn hành và phổ biến cho nhiều nước đang phát triển trên thế giới nhằm bảo vệ và nâng cao đời sống các trẻ em. Bài này giới thiệu kỹ năng sống cho người nữ tín hữu.

 

Những thông điệp dưới đây được chắt lọc từ nội dung chính của cuốn Những điều cần cho cuộc sống

 

1. Sức khoẻ của cả phụ nữ và trẻ em có thể được cải thiện một cách đáng kể khi khoảng cách giữa những lần sinh nở ít nhất là hai năm, khi tránh được việc mang thai trước tuổi 18 và sau tuổi 35, và khi phụ nữ chỉ mang thai bốn lần trong suốt cuộc đời của mình.

2. Tất cả phụ nữ có thai nên gặp nhân viên y tế để khám thai và tất cả các ca sinh nở đều cần sự hỗ trợ của những người đỡ đẻ có chuyên môn. Tất cả phụ nữ có thai và gia đình họ cần nhận biết các dấu hiệu cảnh báo các vấn đề trong thời kỳ thai nghén và có kế hoạch tìm được sự giúp đỡ của người có chuyên môn trong trường hợp có vấn đề phát sinh.

3. Trẻ em học ngay từ khi mới sinh ra. Chúng sẽ lớn và học nhanh nhất khi có được sự quan tâm, yêu thương và khích lệ ngoài việc đảm bảo dinh dưỡng tốt và chăm sóc sức khoẻ hợp lý. Khuyến khích trẻ em quan sát và bày tỏ bản thân mình, chơi đùa và khám phá sẽ giúp cho trẻ học và phát triển về mặt xã hội, thể chất và tinh thần.

4. Sữa mẹ là thức ăn và nước uống duy nhất mà trẻ cần trong sáu tháng đầu tiên. Sau sáu tháng tuổi, trẻ sẽ cần ăn thêm các thức ăn khác ngoài sữa mẹ.

5. Dinh dưỡng nghèo nàn trong quá trình người mẹ mang thai hoặc trong hai năm đầu tiên sau khi trẻ sinh ra có thể làm chậm quá trình phát triển tinh thần và thể chất của trẻ. Nên cân trẻ hằng tháng kể từ sau khi sinh đến khi tròn hai tuổi. Nếu một đứa trẻ không tăng cân trong hai tháng liền có nghĩa là có vấn đề không ổn.

6. Trẻ cần các đợt tiêm chủng trong năm đầu nhằm bảo vệ trẻ khỏi một số bệnh có thể làm chậm quá trình tăng trưởng, gây tàn phế hoặc tử vong. Mọi phụ nữ trong độ tuổi sinh nở cần phải được phòng bệnh uốn ván. Thậm chí ngay cả khi người phụ nữ đã được tiêm chủng trước đó, vẫn cần phải nhờ cán bộ y tế kiểm tra lại.

7. Trẻ bị tiêu chảy cần uống nhiều nước thích hợp – sữa mẹ, nước hoa quả hoặc Oresol (ORS). Nếu tiêu chảy có máu hoặc liên tục hoàn toàn nước, trẻ đang bị nguy hiểm và cần được đưa ngay đến cơ sở y tế để điều trị.

8. Hầu hết trẻ bị ho hoặc cảm sẽ tự khỏi. Tuy nhiên, nếu trẻ ho kèm thở nhanh hoặc thở khó có nghĩa là trẻ đang bị nguy hiểm và cần được đưa ngay đến cơ sở y tế để điều trị.

9. Rất nhiều bệnh có thể phòng ngừa được bằng cách thực hành vệ sinh tốt – sử dụng nhà tắm và hố xí hợp vệ sinh, rửa tay bằng xà phòng với nước hoặc tro với nước sau khi đi vệ sinh và trước khi nấu ăn, lấy nước từ nguồn nước an toàn, giữ thức ăn và nước sạch.

10. Sốt rét, truyền qua đường muỗi đốt có thể gây nguy hiểm chết người. Tại các khu vực sốt rét lưu hành cần sử dụng màn tẩm hoá chất thích hợp, trẻ bị sốt cần được cán bộ y tế có chuyên môn khám, phụ nữ mang thai cần uống thuốc phòng chống sốt rét theo chỉ định của cán bộ y tế.

11. AIDS là một căn bệnh chết người nhưng có thể phòng ngừa được. HIV, vi rút gây bệnh AIDS lây qua quan hệ tình dục không an toàn, truyền máu chưa qua kiểm tra, kim tiêm nhiễm bẩn (hầu hết sử dụng để tiêm chích ma tuý), truyền từ người mẹ bị nhiễm sang con trong quá trình mang thai, sinh nở hoặc cho con bú. Điều cơ bản là mọi người hiểu biết về HIV/AIDS và cách phòng chống. Có thể giảm nguy cơ lây nhiễm qua đường tình dục thông thường bằng cách thực hành quan hệ tình dục an toàn. Phụ nữ bị nhiễm hoặc có khả năng bị nhiễm HIV cần tham khảo ý kiến với cán bộ y tế có kinh nghiệm để có được thông tin, tư vấn và xét nghiệm cần thiết để bảo vệ sức khoẻ và giảm nguy cơ lây nhiễm cho con mình.

12. Có thể phòng ngừa được rất nhiều tai nạn nghiêm trọng nếu các bậc cha mẹ và người chăm sóc theo dõi trẻ sát sao và duy trì môi trường an toàn cho trẻ.

13. Trong những trường hợp thảm hoạ hoặc khẩn cấp, trẻ cần được hưởng chăm sóc y tế cơ bản, bao gồm tiêm phòng sởi và bổ sung vi chất. Trong những tình huống căng thẳng, trẻ cần được cha mẹ hoặc người lớn trong gia đình coi sóc. Tại những thời điểm như vậy, cho trẻ bú sẽ giúp ích rất nhiều.